Tổng quan về bột mì
Lúa mì được trồng khắp các châu lục trên thế giới. Lúa mì, như với tất cả các hạt ngũ cốc khác, thuộc về phân loại cây trồng cỏ, và có nhiều giống. Mỗi loại có những đặc trưng nhất định với thay đổi tùy theo địa phương, loại đất và điều kiện khí hậu (nắng, mưa) gặp phải trong khi đang phát triển.
1. PHÂN LOẠI LÚA MÌ:
Giống lúa mì có thể được phân loại theo mùa vụ và theo độ cứng của hạt.
Theo mùa vụ:
- Lúa mùa đông: được trồng vào mùa thu, vào mùa xuân chúng tiếp tục trưởng thành và được gặt vào đầu hè.
- Lúa mùa xuân: được trồng vào mùa xuân và thu hoach vào cuối hè.
Theo độ cứng:
- Lúa mì mềm (Soft wheat): hàm lượng gluten và protein thấp, phù hợp cho bánh cake, bánh qui.
- Lúa mì cứng(Hard wheats): có hàm lượng protein và gluten cao, phù hợp cho sản xuất bánh mì, bánh pizza, sandwich…
- Lúa Durum (lúa mì cứng nhất) được sử dụng cho sản xuất macaroni, spagheti, pasta…
2. THÀNH PHẦN HẠT LÚA MÌ:
Lớp vỏ cám làm ảnh hưởng xấu đến màu sắc của bột mì và làm giảm giá trị thực phẩm của bột mì. Phôi có chứa enzyme và chất béo nên làm giảm thời gian bảo quản bột. Vì vậy hai thành phần này phải được loại ra tối đa trong quá trình sản xuất bột mì.
Hình 1 – Cấu tạo của hạt lúa mì
3. CÁC LOẠI LÚA MÌ ĐƯỢC SỬ DỤNG CHỦ YẾU Ở VIỆT NAM:
Lúa mì được trồng khắp các châu lục trên thế giới. Lúa mì, như với tất cả các hạt ngũ cốc khác, thuộc về phân loại cây trồng cỏ, và có nhiều giống. Mỗi loại có những đặc trưng nhất định với thay đổi tùy theo địa phương, loại đất và điều kiện khí hậu (nắng, mưa) gặp phải trong khi đang phát triển. Ở Việt Nam có các nguồn lúa mì được sử dụng chủ yếu như sau:
Lúa mì Úc |
Lúa mì Canada |
Ngoài ra còn có các loại lúa mì Argentina, Nga, Ukraina, Trung Quốc, Pakistan… được sử dụng ở Việt Nam.
VFM-Wilmar